Trong những năm gần đây, các sản phẩm hữu cơ đã dần thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng bởi tính an toàn, sạch và giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bằng phương thức canh tác hữu cơ. Phương thức canh tác này yêu cầu không sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại, các chất kích thích tăng trưởng. Nền nông nghiệp với các phương thức canh tác hữu cơ gọi là nền nông nghiệp hữu cơ. (Nguồn: Wikipedia)
Đối với những loại thực phẩm với chất lượng cao và quy trình sản xuất khắt khe như thực phẩm hữu cơ thì chứng nhận hữu cơ là vô cùng quan trọng. Để được cấp chứng nhận này, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn nhất định và phải được thanh tra, đánh giá. Nếu đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng nhận. Thông thường, để sản xuất ra một loại thực phẩm hữu cơ nào đó, người sản xuất phải được đào tạo về các quy định, tiêu chuẩn, quy trình… thực sự nghiêm ngặt. Do vậy, các sản phẩm hữu cơ được sản xuất ra từ các đơn vị được chứng nhận hữu cơ có thể đảm bảo là hữu cơ thực sự.
Hiện tại vùng nguyên liệu và các sản phẩm của Cao Bồ Tea đã được chứng nhận hữu cơ bởi các tổ chức USDA, EU, COR, IFOAM. Đây là những cơ quan nổi tiếng và được người tiêu dùng tin cậy trên toàn thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, không phải ai cũng biết đến những chứng nhận này. Mời các bạn hãy cùng Cao Bồ Tea tìm hiểu xem sản phẩm trà hữu cơ Cao Bồ đã vinh dự nhận được chứng nhận nào, đặc điểm và tiêu chuẩn của những chứng chỉ hữu cơ này ra sao nhé. Cùng “biết để tự bảo vệ” sức khỏe của gia đình và chính mình!
1. USDA-NOP (US Department of Agriculture – National Organic Product)
Mỗi quốc gia đều có những chứng nhận hữu cơ riêng và USDA-NOP là Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chứng nhận sản phẩm hữu cơ là sản phẩm không làm tổn hại đến môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn của USDA NOP (Chương trình Sản phẩm sạch của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ).
Những sản phẩm được cấp giấy Chứng nhận USDA Organic gồm các sản phẩm được phát triển và sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu hữu cơ. Ngoài ra, các thành phần, yếu tố nhỏ đều phải nằm trong danh sách sản phẩm hữu cơ quốc gia; môi trường, nguyên liệu và nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ.
+ Đối với thực vật thì không chứa bất kỳ loại hóa chất tổng hợp nào, không dùng các loại phân bón độc hại, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sản phẩm điều chỉnh tăng trưởng thực vật, các sinh vật biến đổi gen (GMO – Genetically Modified Organisms)
+ Đối với động vật cũng không được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, không kháng sinh, không chất hormon tăng trưởng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, xử lý chất thải.
Quy trình cấp giấy chứng nhận USDA Organic tạo ra một hệ thống thống nhất các yêu cầu và quy định cho tất cả các nhà sản xuất hữu cơ. Đối với mục thành phần được chứng nhận hữu cơ phải được phát triển theo đúng quy tắc thống nhất. Cấp giấy chứng nhận bao gồm kiểm tra các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và sản xuất trang thiết bị, ghi lại chi tiết lưu giữ và kiểm tra định kỳ các thành phần của đất, nước, nguyên liệu để đảm bảo rằng tất cả các tiêu chuẩn và quy định đã được đáp ứng.
Khi mua một sản phẩm có đóng dấu xác nhận USDA Organic, bạn có thể tự tin rằng các thành phần sản phẩm đã được kiểm tra và đáp ứng đúng và phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ sạch.
2. EU Organic Farming – Ủy ban Châu Âu (Europe Commission)
Đây là chứng nhận hữu cơ của Nông nghiệp Hữu cơ – Ủy ban Châu Âu. Đây là nỗ lực thực hiện chính sách, tiêu chuẩn và giám sát hữu cơ do EU nỗ lực thực hiện khi nhu cầu và việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ của Liên minh Châu Âu tăng lên.
Chứng nhận hữu cơ được coi là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu cao nhất thế giới hiện nay. Không chỉ đảm bảo các sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn do không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học, các chất kích thích, tăng trưởng, hormon hay giống biến đổi gene (GMO) mà canh tác hữu cơ còn đảm bảo các yếu tố thân thiện môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
3. COR – Canada Organic Regime (Chế độ Hữu cơ Canada
Chế độ Hữu cơ Canada là sự trả lời của Chính phủ Canada cho các yêu cầu về lĩnh vực hữu cơ và người tiêu dùng trong việc phát triển hệ thống quy định cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Các Quy định Sản phẩm Hữu cơ xác định các yêu cầu cụ thể đối với những sản phẩm được dán nhãn hữu cơ hoặc dán logo Hữu cơ Canada. Tất cả các sản phẩm hữu cơ mang logo Hữu cơ Canada hoặc đại diện hữu cơ phải tuân theo các Quy định Sản phẩm Hữu cơ.
4. IFOAM – International Federation of Organic Agriculture Movements (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ)
Các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình công nhận của IFOAM được tôn trọng như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận của các quốc gia có thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ.
Như vậy, đối với những sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ thì dễ dàng hơn nhiều cho người tiêu dùng lựa chọn. Vậy với những sản phẩm không được chứng nhận nhưng người sản xuất/ bán hàng vẫn tuyên bố là hữu cơ – organic thì sao?
Trong trường hợp này người tiêu dùng phải chấp nhận chịu thiệt thòi (và chắc chắn phần thiệt thòi nhiều nhất sẽ thuộc về người tiêu dùng) bởi đó là những “tuyên bố” không có cơ sở (Cơ sở ở đây chính là những tiêu chuẩn, những quy trình khắt khe trong sản xuất hữu cơ mà người sản xuất phải tuân thủ dưới sự giám sát của cơ quan cấp chứng nhận hoặc các bên liên quan). Do vậy độ tin cậy sẽ không cao.
Trong một thị trường thực phẩm hữu cơ còn bị buông lỏng quản lý như ở Việt Nam thì rủi ro khi mua sản phẩm hữu cơ đối với người tiêu dùng là rất cao. Vì vậy, người tiêu dùng hãy yên tâm với những sản phẩm chè hữu cơ đã được các tổ chức hữu cơ uy tín trên thế giới chứng nhận của Cao Bồ Tea.
Để có thể nhận được sự tư vấn trong việc sử dụng các sản phẩm thực sự an toàn, quý khách hàng có thể liên hệ với Cao Bồ Tea theo thông tin:
Công ty Cổ phần Trà hữu cơ Cao Bồ
Thôn Thác Tăng, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Hotline: 0981 16 19 19
Email: caobotea@gmail.com